So sánh ISO 22000 và HACCP | Nên chọn tiêu chuẩn nào?

Theo dõi Checkee trên Google News

Trong thời đại hiện nay, sản phẩm được chứng nhận sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn so với những sản phẩm chưa được chứng nhận. HACCP và ISO 22000 đều là các tiêu chuẩn được áp dụng trong các cơ sở và doanh nghiệp thực phẩm để đảm bảo sự an toàn của sản phẩm thực phẩm. Vậy HACCP và ISO 22000 có những điểm tương đồng và khác biệt như thế nào? Quyết định sử dụng tiêu chuẩn nào cho doanh nghiệp của bạn là gì? Cùng tìm hiểu và so sánh HACCP và ISO 22000 tại bài viết này nhé!

so sanh iso 22000 va haccp, so sanh haccp va iso 2200, chung chi phu hop tieu chuan haccp hoac iso 22000

I. Khái niệm về tiêu chuẩn HACCP và ISO 22000

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) có nghĩa là phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Đây được xem là công cụ quản lý phổ biến đầu tiên được áp dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm và được phát triển bởi NASA trong giai đoạn từ năm 1960 đến 1973. Tiêu chuẩn HACCP được Tổ chức Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế Codex ban hành lần đầu vào năm 1977 và đã được cập nhật hai lần, vào năm 2003 và 2020, để duy trì tính hiệu quả trong quản lý an toàn thực phẩm. Bằng cách phân tích và kiểm soát các mối nguy trong quá trình sản xuất, HACCP giúp doanh nghiệp đưa ra các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy đó một cách hiệu quả.

ISO 22000 là một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, đặt ra các yêu cầu cho các tổ chức trong ngành thực phẩm. Tiêu chuẩn này được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ra mắt lần đầu vào năm 2005, với sự xây dựng dựa trên cơ sở của tiêu chuẩn HACCP. ISO 22000 đã được cập nhật lần cuối vào năm 2018, để phản ánh những cải tiến mới nhất.

II. So sánh giữa tiêu chuẩn HACCP và ISO 22000

1. Điểm tương đồng giữa tiêu chuẩn HACCP và ISO 22000

Mục tiêu áp dụng: Cả HACCP và ISO 22000 đều nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý chặt chẽ các rủi ro từ giai đoạn nguyên liệu, chế biến, sản xuất đến quá trình tiêu thụ. Điều này đồng nghĩa với việc đảm bảo người tiêu dùng được sử dụng thực phẩm chất lượng và an toàn cho sức khỏe.

Phạm vi ứng dụng: Áp dụng cho toàn bộ các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm, bao gồm từ những cơ sở nuôi trồng, khai thác đến các hoạt động sản xuất, chế biến và cả các dịch vụ liên quan đến ngành thực phẩm.

Miễn giảm thủ tục: Các đơn vị được chứng nhận theo HACCP hoặc ISO 22000 có thể thay thế giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của Nghị định 15/2018-CP. Đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được cấp giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO) và Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP), tần suất đánh giá giám sát và duy trì điều kiện sản xuất TACN sẽ được kéo dài từ 24 tháng/lần lên thành 36 tháng/lần.

Nguyên tắc thực hiện: Khi thực hiện cả hai tiêu chuẩn này, nguyên tắc chính là tuân thủ 7 nguyên tắc kiểm soát mối nguy trong quá trình sản xuất thực phẩm, mà được Ủy ban CODEX về Chất lượng Thực phẩm và Dinh dưỡng quy định. (7 nguyên tắc HACCP)

Phương pháp triển khai: Việc áp dụng ISO 22000 và HACCP yêu cầu tuân thủ các điều kiện và chương trình tiên quyết như: cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nhân viên, vệ sinh và dọn dẹp, bảo trì, đánh giá nhà cung cấp, kiểm soát hóa chất, quản lý chất thải, kiểm soát sâu bệnh, lưu trữ và vận chuyển, thủ tục thu hồi sản phẩm, đóng nhãn, quy trình mua sắm… Mục tiêu của việc này là hạn chế tối đa các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Thời gian hiệu lực: Cả hai hệ thống chứng nhận này đều có thời gian hiệu lực kéo dài trong vòng 3 năm.

2. Điểm khác biệt giữa tiêu chuẩn HACCP và ISO 22000

so sanh iso 22000 va haccp, so sanh haccp va iso 22000, chung chi phu hop tieu chuan haccp hoac iso 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 Tiêu chuẩn HACCP
Nguồn gốc Được ban hành và phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế nên có hiệu lực trên toàn thế giới. Được hình thành bởi công ty Pillsbury
Nội dung Điều kiện tiên quyết, HACCP, chương trình tiên quyết và các yêu cầu của hệ thống quản lý ( Nhận diện bối cảnh, cam kết lãnh đạo, quản lý rủi ro,….) Điều kiện tiên quyết, HACCP và chương trình tiên quyết
Cách tiếp cận Tiếp cận dựa trên quá trình và chu trình PDCA Tiếp cận dựa trên mối nguy về an toàn thực phẩm
Mục đích hướng đến Phân tích và quản lý tất cả các yếu tố tiềm năng ảnh hưởng đến việc sản xuất thực phẩm an toàn trong doanh nghiệp Tập trung chủ yếu vào các khía cạnh liên quan đến rủi ro về an toàn thực phẩm.
Vai trò Là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Là hệ thống an toàn thực phẩm
Phạm vi hoạt động Các tổ chức tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong chuỗi cung ứng thực phẩm (bao gồm cả các ngành phụ trợ như dịch vụ vệ sinh, sản xuất thiết bị thực phẩm,…) Các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ giai đoạn ban đầu đến người tiêu dùng cuối cùng (đặc biệt trong hoạt động sản xuất và cung cấp thực phẩm), cũng như phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Độ phổ biến Được các doanh nghiệp trong khu vực Châu Á ưa chuộng hơn tiêu chuẩn HACCP Được các doanh nghiệp của nước Châu Âu, Mỹ ưa chuộng hơn tiêu chuẩn ISO 22000

III. Doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn HACCP hay ISO 22000?

so sanh iso 22000 va haccp, so sanh haccp va iso 22000, chung chi phu hop tieu chuan haccp hoac iso 22000

Vì ISO 22000 và HACCP có nhiều điểm tương đồng, việc quyết định áp dụng tiêu chuẩn nào khiến doanh nghiệp bối rối khi lựa chọn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong sự lựa chọn giữa ISO 22000 và HACCP, doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu chính: đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh cho sản phẩm và dịch vụ liên quan đến thực phẩm. Điều này không chỉ cải thiện chất lượng mà còn khiến đối tác khách hàng đánh giá cao và ưu tiên sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Hiện nay, các doanh nghiệp thường ưa chuộng việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 tại Việt Nam. Lý do chính là bởi tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP trong nội dung của mình. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, ISO 22000 còn đề xuất các yêu cầu về hệ thống quản lý. Điều này đồng nghĩa với việc lựa chọn ISO 22000 sẽ mang lại cho doanh nghiệp lợi ích toàn diện và rộng lớn hơn.

Hiện nay, đối với các doanh nghiệp đã có tiêu chuẩn HACCP, việc chuyển đổi sang ISO 22000 sẽ không có bắt buộc, vì ISO 22000 được áp dụng theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện. Trong tương lai, sẽ có một số trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện HACCP có thể cần chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 22000. Thường những trường hợp này xuất hiện khi: có quy định bắt buộc từ cơ quan thẩm quyền yêu cầu chuyển đổi sang ISO 22000 hoặc khi khách hàng, đối tác đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000.

Thông qua những thông tin được cung cấp trên, Checkee hy vọng doanh nghiệp so sánh giữa ISO 22000 và HACCP một cách dễ dàng để đưa ra được quyết định phù hợp nhất. Nếu bạn có nhu cầu triển khai giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline 0902 400 388 để được tư vấn chi tiết nhất.

Đánh giá
Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất

Đặc Quyền Khi Hợp Tác Với CHECKEE

Nhận đăng ký dịch vụ truy xuất nguồn gốc Checkee

CƠ SỞ SX - TM - DV
BẢO LONG BÌNH THUẬN

hotline: 0868 96 05 92 – 0912 60 86 39

Phú Long, Huyện Hàm thuận Bắc, Bình thuận

TECHFEST BÌNH PHƯỚC 2023

CÔNG TY TRÀNG AN

An Farm Đà Lạt

An Farm Đà Lạt