Tất cả sản phẩm lưu thông trên thị trường đều cần có mã vạch, còn được gọi là mã EAN- được sử dụng như “chứng minh thư” của hàng hóa. Vậy thực chất mã vạch EAN là gì? Hãy cùng tìm hiểu định nghĩa và công dụng của mã vạch EAN qua bài viết dưới đây!
I. Mã vạch EAN là gì?
Mã EAN (European Article Number) là một chuỗi số định danh cho sản phẩm, được sử dụng phổ biến trên toàn cầu. Mã vạch EAN được thể hiện dưới dạng một dãy các thanh đen và trắng có độ rộng khác nhau, tuân thủ các quy định và chuẩn mã hóa nhất định. Khi quét mã vạch EAN bằng máy quét hoặc điện thoại thông minh, thông tin về sản phẩm sẽ được đọc và hiển thị trên màn hình, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót trong quá trình ghi nhận thông tin.
Mã EAN được tạo ra bởi tổ chức quốc tế GS1, nhằm giúp cho việc quản lý hàng hóa và chuỗi cung ứng trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Mã EAN được in trên nhãn hoặc bao bì sản phẩm, và có thể được quét bằng các thiết bị đọc mã vạch để cung cấp thông tin về sản phẩm cho hệ thống quản lý kho hàng hoặc thanh toán.
Mã vạch EAN giúp tự động nhận dạng và xác định thông tin về sản phẩm, bao gồm tên, giá, nguồn gốc và thông tin khác. Nó được sử dụng rộng rãi trong ngành bán lẻ, hệ thống quản lý hàng hóa, quản lý kho và các hoạt động liên quan đến giao thương và thương mại điện tử.
II. Công dụng của mã EAN
Mã vạch EAN đã trở thành một trong các loại mã vạch thông dụng và hiệu quả để quản lý và theo dõi hàng hóa trong ngành bán lẻ. Thay vì việc phải đánh một chuỗi dữ liệu vào phần nhập liệu của máy tính thì người thao tác chỉ cần sử dụng hệ thống quét mã.
Mã EAN có nhiều công dụng quan trọng trong lĩnh vực bán lẻ và quản lý hàng hóa. Dưới đây là một số công dụng chính của mã EAN:
- Định danh sản phẩm: Thông qua máy quét mã vạch hoặc điện thoại thông minh, có thể dễ dàng nhận được thông tin về hàng hóa và giá cả để thanh toán, tạo hóa đơn phục vụ khách hàng và quản lý hệ thống bán hàng, đảm bảo tính thuận tiện và độ chính xác cao.
- Hỗ trợ quản lý sản phẩm: Khi quét mã vạch EAN của sản phẩm, thông tin về sản phẩm sẽ được tự động cập nhật vào hệ thống quản lý hàng hóa, giúp cho việc kiểm tra tồn kho và đặt hàng trở nên nhanh chóng và chính xác hơn.
- Ứng dụng mã vạch EAN trong quản lý hàng hóa: Đối với doanh nghiệp, mã vạch EAN là công cụ hữu ích để quản lý hàng hóa và tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Nó giúp theo dõi lượng hàng tồn kho, tối ưu hóa quy trình đặt hàng và vận chuyển. Mã vạch EAN cũng hỗ trợ việc tích hợp dữ liệu sản phẩm vào các hệ thống quản lý, giúp tăng cường hiệu suất và sự chính xác trong quản lý hàng hóa.
Với tính năng tiện lợi, mã vạch EAN đã trở thành một tiêu chuẩn quốc tế cho việc định danh và nhận diện hàng hóa. Việc sử dụng mã vạch EAN không chỉ giúp tăng cường sự tin cậy và sự thuận tiện cho các bên liên quan, mà còn mang lại lợi ích lớn trong việc quản lý và theo dõi sản phẩm trong môi trường kinh doanh ngày nay.
III. Có những loại mã vạch EAN nào?
Có nhiều loại mã vạch EAN khác nhau để có thể đáp ứng được các yêu cầu khác nhau trong việc định danh sản phẩm và quản lý hàng hóa. Mã vạch EAN 13 và mã vạch EAN 8 là 2 loại phổ biến nhất, được phần đông doanh nghiệp Việt lựa chọn khi đăng ký mã vạch cho sản phẩm.
Mã vạch EAN-13 bao gồm 13 chữ số và được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu cho các sản phẩm có kích cỡ vừa và lớn, ví dụ như các sản phẩm điện tử, đồ gia dụng, thực phẩm…
Một mã EAN bao gồm 4 phần:
- Mã quốc gia ( Country code): chỉ định quốc gia nơi sản phẩm được tạo ra.
- Mã sản xuất (Manufacturer code): chỉ định nhà sản xuất của sản phẩm.
- Mã sản phẩm (Product code): chỉ định thông tin chi tiết về sản phẩm như loại sản phẩm, kích thước, màu sắc và giá cả.
- Số kiểm tra (Check digit)
Cấu tạo của mã vạch EAN 13 và EAN 8
Mã vạch EAN 8 có kích thước nhỏ hơn và chỉ bao gồm 8 chữ số nên thường được sử dụng cho các sản phẩm nhỏ hơn. Cấu tạo của mã EAN tương tự mã EAN 13, tuy nhiên không có mã doanh nghiệp.
>> Tìm hiểu thêm: Mã UPC là gì? Đặc trưng và quy trình mã hóa của UPC.
IV. Cách đăng ký mã vạch EAN cho doanh nghiệp
Sau khi tìm hiểu Mã vạch EAN là gì và những công dụng của nó, các doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký mã vạch EAN có thể lựa chọn giữa hai hình thức là đăng ký trực tiếp tại Viện Tiêu Chuẩn Chất Lượng Việt Nam hoặc tìm đến các dịch vụ hỗ trợ đăng ký nhanh chóng và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, hình thức đăng ký trực tiếp có thể đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuẩn bị nhiều thủ tục và mất thời gian, đồng thời sẽ dễ gặp sai sót nếu không có kinh nghiệm.
Vì vậy doanh nghiệp có thể tìm đến các dịch vụ hỗ trợ đăng ký mã EAN tại các địa chỉ uy tín, trong đó có Checkee – Công ty Cổ phần Công nghệ chuyên cung cấp Giải pháp Truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Checkee cung cấp dịch vụ đăng ký mã EAN theo tiêu chuẩn GS1, giúp doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục đăng ký nhanh chóng và chính xác. Doanh nghiệp sẽ được cung cấp mã EAN trong thời gian ngắn sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký.
Tóm lại, qua bài này chắc hẳn doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn Mã vạch EAN là gì và những công dụng của nó. Mã vạch EAN cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế, tối ưu hóa quản lý và xây dựng danh tiếng thương hiệu cho doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Checkee để được hỗ trợ tư vấn về giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm miễn phí!